Miếu thờ thần linh
Miếu thờ thần linh
Miếu thờ thần linh là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng. Như miếu Cô, miếu Cậu,miếu thổ thần, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu Ông Hổ, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần,…
Theo phong tục văn hóa dân gian, khi định cư nơi nào thì lập miếu thờ Thổ Thần ở đó. Thổ Thần tức là một vị Thần cai quản đất đai trong vùng
Trong gia đình, ngoài bàn thờ ông bà, tổ tiên, nhiều nhà còn có một cái miếu thờ nhỏ được gọi với nhiều tên khác nhau như am thờ ngoài trời – cây hương thờ thần linh – bàn thờ thiên được dùng để thờ gia thần. Gia thần không phải là tổ tiên mà là ( TÁO PHỦ THẦN QUÂN ) tức là thờ thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ.
– Thổ Công là thần trông coi không gian bao quanh gia đình.
– Thổ Địa là thần long mạch, mạch đất của gia đình.
– Thổ Kỳ là thần trông coi việc trồng trọt, chăn nuôi , chợ búa.
Trước kia miếu thần linh được xây dựng bằng gạch, bằng đất,hay bằng đá ong.Ngày nay do điều kiện kinh tế cũng như giá trị thẩm mỹ mà miếu thần linh được thay bằng đá vì đá có độ bền cao,chịu đựng được tác động của thời tiết phù hợp cho việc thờ thần linh, thổ thần ngoài trời.
Dưới đây là tổng hợp các mẫu miếu thờ đẹp bằng đá tại Ninh Bình