Cách thờ cúng Miếu, Đền, Đình làng chuẩn nhất

Hầu như ở mỗi tỉnh thành, làng, xã, thôn, nhà đều có đình, đền, miếu, phủ là nơi lập lên để thờ tự các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với dân làng, xã tắc và dân tộc trong lịch sử đấu tranh, gìn giữ, xây dựng và bảo vệ đất nước. Vậy cách thờ cúng miếu, đình, đền như thế nào cho đúng ?

Cách thờ cúng Miếu, Đền, Đình, Chùa như thế nào cho đúng ?
Cách thờ cúng Miếu, Đền, Đình, Chùa như thế nào cho đúng ?

Đình, đền, miếu, phủ cũng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, duy trì tình cảm yêu nước bởi sự lưu truyền, sự linh diệu của các thần. Một số trong họ đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam như: Đền Hùng thờ Vua Hùng; Đền Gióng (ở Sóc Sơn) thờ Thánh Gióng, Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh. Cách thờ cúng miếu, đền, chùa,…nhằm cầu khấn những điều tốt lành và mong muốn được ban những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.

Cách thờ cúng Miếu, Đền, Đình, Chùa như thế nào cho đúng ?

1 – Cách sắm lễ dâng hương:

Khi đến đình, đền, miếu, phủ nên có lễ vật để tỏ tấm lòng thành dù cho lễ to nhỏ thế nào thì do tùy tâm. Dù là nơi thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng vẫn có thể dùng lễ chay như hương hoa, xôi oản, bánh trái hoặc cỗ chay để dâng cúng, hoặc dùng đồ mặn để cúng đều được.

  • Lễ chay

Lễ để dâng ban Phật, Bồ Tát (nếu có): Hương hoa, xôi oản, bánh trái, trầu cau, trà…

Lễ để dâng ban Thánh Mẫu: Ngoài những thứ như dâng ban Phật, Bồ Tát thì nên sắm thêm một số mã để dâng cúng, bao gồm: tiền, vàng, nón, hia…

  • Lễ mặn

Mọi người thường dâng cúng gà, lợn, giò, chả… được làm tinh sạch và đặt tại bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban Công Đồng.

  • Lễ đồ sống

Trứng (5 quả trứng vịt – đặt trong 1 đĩa và 2 quả trứng gà đặt trong 2 cốc), gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn ngon khoảng vài lạng, được khía cẩn thận làm 5 phần) và kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng mã. Đặt lễ này tại hạ ban Công Đồng Tứ Phủ nơi dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch Xà.

2 – Lễ dâng cúng ở ban thờ Cô, thờ Cậu

Hương hoa, phẩm oản, bánh trái

Đồ mã như hài, hia, nón áo…

Gương, lược… và những đồ nhỏ xinh đẹp mắt được đựng trong bao hoặc túi đẹp.

3 – Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền

Thường là dâng lễ lễ mặn gồm: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng ma.

Trình tự dâng hương tại Miếu, Đền, Đình

Lễ trình thần Thổ Địa, Thủ Đền đầu tiên. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại đình, đền, miếu, phủ.

Tiếp đến mọi người sửa bày lễ cúng, mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại đình, đền, miêu, phủ.

Kế đến là đặt lễ vào từng ban và lưu ý phải dâng lễ bằng hai tay, đặt ngay ngắn lên ban thờ. Phải đặt lễ vật lên ban chính rồi trở ra ban ngoài cùng. Sau khi đặt lễ cho từng ban xong thì mọi người mới được thắp hương.

Khi hành lễ, phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thông thường lễ ban cuối cùng là ban thờ Cô, thờ Cậu.
Thứ tự khi thắp hương: Thắp từ trong ra ngoài. Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước. Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.

Khi thắp hương phải thắp số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén (mọi người hay thắp 3 nén). Khi châm xong lửa cho hương thì mọi người phải dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào lư hương trên bàn thờ.

Nếu có sớ tấu trình (xin, cầu) thì phải kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái ba lần.

Cách hạ lễ cúng khi hết tuần hương.

Sau khi khấn, lễ ở các ban thờ xong, trong khi đợi hết một tuần hương mọi người thường viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần hương mọi người có thể thắp thêm một tuần hương nữa và vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ mã (tiền, vàng hay đồ mã) đem đi hoá tại khu vực hoá vàng.

Nên hoá tiền, vàng… từng lễ một, thứ tự từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô, thờ Cậu.

Sau khi hoá tiền vàng xong thì mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ phải hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì không hạ xuống mà để nguyên trên ban thờ, tuyệt đối không đem về.

Trên đây là cách thờ cúng miếu chuẩn nhất, được những già làng với nhiều năm kinh nghiệm thờ cúng ở miếu chia sẻ. Hi vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách thờ cúng miếu, nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam từ xưa lưu truyền mãi mãi.

Mời bạn đọc xem các mẫu miếu thờ nhỏ thờ thần linh có thể xem thêm các mẫu bên dưới:

phối cảnh miếu thờ 3D
phối cảnh miếu thờ 3D
miếu âm hồn
Miếu thờ thần linh bằng đá Ninh Bình
miếu thờ âm hồn
Miếu thờ thần linh ngoài lăng mộ 
bản vẽ phối cảnh miếu thờ âm hồn
bản vẽ phối cảnh miếu thờ thần linh
kích thước miếu sơn thần
kích thước miếu sơn thần
kích thước miếu ông hổ
kích thước miếu ông hổ