Tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa tháp mộ và lợi ích khi xây mộ tháp đá
Tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa tháp mộ và lợi ích khi xây mộ tháp đá là một điều có rất nhiều người dân nước ta muốn tìm hiểu. Tuy là một nước có con số thống kê số người mang tín ngưỡng dân gian và không tôn giáo là 75% dân số, theo đạo Phật chiếm 15% dân số cả nước, nhưng thực tế thì dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo là 40 đến 45% tổng dân số cả nước.
Xem Thêm: 75 mẫu mộ tháp đá thiết kế theo phong cách Phật giáo đẹp
Để hiểu sâu hơn về nguồn gốc tháp trong đạo Phật cũng như những kiến trúc tâm linh cho người đã khuất trong Phật giáo chúng tôi xin giới thiệu nguồn gốc của tháp Phật giáo, ý nghĩa của tháp mộ Phật giáo, lợi ích khi xây mộ tháp phật giáo, ưu điểm khi xây mộ tháp đá để tro cốt bằng đá, giá xây tháp đá phụ thuộc vào những yếu tố nào, những mẫu thiết kế mộ tháp đá phật giáo được ưa chuộng nhất hiện nay.
Nguồn gốc của tháp Phật giáo
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên theo đường hải và đường bộ. Những vết tích đầu tiên được được ghi nhận với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Có thể nói lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
- Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp.
- Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần là giai đoạn cực thịnh.
- Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái.
- Từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn chấn hưng.
Nói đến mộ tháp người dân nước ta ai cũng hiểu được đây là một công trình kiến trúc tâm linh liên quan đến nhà Phật.
Tháp còn được gọi là bảo tháp đây là công trình kiến trúc Phật giáo thường được xây trong khuôn viên các thánh tích, chùa chiền, hình dáng về cơ bản là cao, nhỏ dần về đỉnh. Trong lịch sử kiến trúc Phật giáo, thì tháp chính là ngôi chùa, và các ngôi chùa ban đầu thì kiến trúc tháp là trọng tâm.
Khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam thì kiến trúc tháp cao tầng là một hình thức quan trọng của kiến trúc Phật giáo Việt Nam thuở ban đầu, với chức năng nơi tưởng niệm và hành lễ tôn giáo, chứa đựng xá lị sư tăng, mang tính chất đột phá không gian thu hút điểm nhìn từ xa. Tháp ở Việt Nam không quá cao, không quá to, mà phù hợp với những ngôi chùa trải rộng, thấp một tầng và hai tầng, mang tính tượng trưng hơn là phô diễn một kỹ nghệ kiến trúc hay một tham vọng Phật giáo. Nhưng một số thiền tự có cả rừng tháp, như quần thể vườn tháp chùa Phật Tích và chùa Bổ Đà từ hàng chục đến hàng trăm tháp nhỏ của nhiều đời sư tăng.
Những giáo phái Phật Giáo khác nhau đã có những quan niệm khác nhau về tháp. Phái Tịnh Độ Tông ở Việt Nam đã cho chúng ta loại tháp Hoà Phong (chùa Dâu) hay tháp Cửu Phẩm Liên Hoa (chùa Động Ngọ và chùa Bút Tháp) thì biểu trưng các tầng tháp về các kiếp tu của con người (“tam phẩm vãng sinh”). Những giai đoạn đầu tiên trong việc hành đạo và truyền đạo tại Việt Nam, các sư tăng đều thực hiện ở các tháp hơn là chùa như sau này. Vua Lý Thánh Tông cho xây 4 tháp lớn: tháp Đại thắng Tư Thiên tức là tháp Báo Thiên (1057), tháp Tường Long (1057 – 1059), tháp chùa Phật Tích (1066), tháp Thăng Bình (1068). Vua Lý Nhân Tông cũng cho xây rất nhiều tháp. Có những tháp phải xây trong nhiều năm mới hoàn tất[5].
Có những ngọn tháp trở nên nổi tiếng như tháp chùa Phật Tích xây năm 1057, theo tính toán có thể cao tới 60m và tháp chùa Báo Thiên nay là truyền thuyết, cao đến trăm trượng, chọc cả trời xanh. Tất cả những ngọn tháp thời Lý đã không còn tồn tại, chỉ còn hai ngọn tháp thời Trần (1226-1400) tương đối nguyên vẹn; là tháp chùa Phổ Minh, Nam Định và tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Vĩnh Phúc, cao chừng 16 mét; đều xây bằng gạch trần, đỏ au nổi bật trên nền trời xanh. Ngoài ra còn tháp Hòa Phong, chùa Dâu với tạo hình cho thấy những đường nét nghệ thuật đời Trần, tháp đã đổ nát nhiều, được trùng tu thời Lê Trung Hưng. Thế kỷ XVII, có tháp Báo Nghiêm, chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, cũng chỉ cao ngần đó, nhưng là một tháp đá bát giác, có nhiều chạm khắc trang trí tinh nhã; thế kỷ XIX, là tháp chùa Thiên Mụ, Huế, một tháp gạch cũng giống như tháp gạch chùa Cổ Lễ, Nam Định.
Năm 2003 tại chùa Bái Đính – Ninh Bình xây dựng tòa bảo tháp cao nhất Đông Nam Á với chiều cao 100m, 13 tầng, chân tháp là hình lục giác kiên cố với chu vi 24m, có thang máy và 72 bậc leo. Tầng cao nhất của Bảo tháp, nơi thờ xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ về năm 2008. Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí. Quanh bảo tháp được đặt hàng nghìn bức tượng nhỏ, trên tường điêu khắc các hình tượng liên quan đến Phật pháp,… Từ trên tầng thượng của bảo tháp, phóng tầm mắt có thể bao quát được trọn vẹn quần thể chùa Bái Đính. Về đêm, bảo tháp khá hoành tráng và vô cùng rực rỡ.
Ý nghĩa của tháp mộ Phật giáo
Tháp trong Phật giáo không chỉ là một biểu tượng riêng của Phật giáo, mà còn là sức mạnh của nhà nước sùng Phật giáo, của sự hướng thượng, khẳng định vị thế Phật vương, và sự giác ngộ cái vô cùng là trời đất, vũ trụ, nên tháp cũng là một vũ trụ thu nhỏ, là núi Tu Di, nơi tựa của thế giới hay núi của thần thánh. Còn được gọi là Bảo Tháp, Đại Bảo Tháp hay Phù Đồ là công trình kiến trúc thường được xây trong cách Thánh tích, Chùa chiền, hình dáng rất đa dạng nhưng thường là cao vươn lên.
Tháp trong Phật giáo ban đầu khi được du nhập vào nước ta được sử dụng là nơi tưởng niệm, hành lễ tôn giáo hay còn là nơi ở, nơi tu hành, chuyền bá đạo Phật tại nước ta, để các tín đồ hướng vào đó nhớ đến Phật và giáo lý.
Theo chân lý của Ngài tuyên thuyết thì Tháp cũng là nơi để cung phụng Xá Lợi của Phật, Thánh đệ tử hoặc dựng kỷ niệm ở những địa điểm quan trọng trong cuộc đời đức Phật như: Tứ Động Tâm nơi mà Phật Đản Sinh, Thành Đạo, Chuyển Pháp, Nhập Niết Bàn.
Về sau Tháp còn được sử dụng để trang trí cả kinh điển bên trong, và là tháp mộ chứa xá lợi của các cao tăng hoặc di thể, vật dụng của các cao tăng, các sư trụ trì, thậm chí các sa di sau khi họ viên tịch. Vì theo Phật giáo, tòa tháp tượng trưng cho nơi tọa lạc của Đức Phật. Vậy nên việc xây dựng mộ tháp chính là xây dựng nơi để thờ cúng Đức Phật và các đồ đệ của Ngài. Mộ tháp cũng là nơi dùng để an táng những đệ tử nhà Phật cũng như những người có duyên với cửa Phật. Như vậy, có thể nói mộ tháp là mộ phần dành riêng cho nhà Phật, và xuất hiện chủ yếu ở các ngôi chùa dùng để thờ xá-lị Chư Phật, Phật Tử trong chùa.
Tuy nhiên những năm gần đấy rất nhiều gia đình theo Phật, tâm hướng về Phật nên khi có người thân mất đi hoặc nghĩ đến bản thân lúc mất đi có mong muốn được xây dựng mộ tháp đá để tro cốt tại khuôn viên trong chùa hoặc tại nghĩa trang gia đình với ý nguyện được tiếp tục làm để tử và nghe truyền giáo của Phật để tiếp tục con đường tu hành và còn mang ý niệm như: phước lành, sự may mắn, trường thọ cho gia chủ, mang lại cho người thân đã khuất một ngôi nhà vững chắc, trường tồn theo thời gian. Bởi được làm từ đá tự nhiên nên có độ bền vĩnh cửu.
Lợi ích khi xây mộ tháp phật giáo
- Nếu như bạn tạo ra được 1.000 tháp mộ, bạn sẽ trở thành Bậc nắm giữ trí tuệ Phật Pháp, chuyển bánh xe pháp vô thượng diệu của cả Kinh thừa và Mật thừa và có khả năng thông tỏ tất cả giáo pháp của chư Phật
- Sau khi chết, không bị sinh ở cõi giới thấp, bạn sẽ tái sinh ở một tầng lớp cao hơn
- Bạn sẽ giống như mặt trời xuất hiện trên trái đất xua tan đi màn đêm trường vô minh bằng trí tuệ toàn tri và sắc thân hoàn hảo.
- Bạn có khả năng nhớ được các kiếp trong quá khứ và biết được kiếp trong tương lai.
- Bạn có khả năng lắng nghe và ghi nhớ giáo pháp.
- Trong Kinh dạy rằng tất cả những ác nghiệp và chướng ngại, bao gồm năm tội vô gián đều được tiêu trừ ngay cả khi ai đó có ngủ mơ, chiêm bái tháp mộ. Nếu nghe được âm thanh cất lên từ tiếng chuông bên trong tháp mộ, ngay cả loài chim, đại bàng, loài dơi bay lượn trên đỉnh Tháp cũng được giải thoát hay thậm chí chỉ cần chạm vào bóng của tháp mộ in hình xuống dưới đất tội chướng cũng được tiêu trừ.
- Mặc dù chúng sinh vẫn luôn sống ngược với quy luật của vũ trụ và con đường giác ngộ nhưng chư Phật vẫn luôn từ bi thương xót gia trì và cứu độ cho cả chúng sinh, dẫn dắt họ đến bến bờ giải thoát và giác ngộ.
- Đức Phật Thích Ca đã dạy trong kinh điển rằng xây dựng một tháp mộ để cầu nguyện cho những ai đã mất thì có ý nghĩa và sức mạnh vô cùng lớn lao, có thể làm thay đổi cảnh giới tái sinh từ cõi địa ngục, ngã quỷ, súc sinh lên cảnh giới cao như cõi người và cõi trời đồng thời lại có cơ hội được hạnh ngộ Phật Pháp.
- Xây dựng tháp mộ có thể chữa lành bệnh hiểm nghèo.
Chắc chắn rằng khi bạn xây dựng tháp mộ, không chỉ giúp bạn tích lũy được vô lượng công đức mà còn mang đến niềm hạnh phúc chân thật và thành tựu như ý cát tường.
Ưu điểm khi xây mộ tháp đá để tro cốt bằng đá
Nói đến ưu điểm khi xây mộ tháp để tro cốt bằng đá thì có rất nhiều ưu điểm bởi tháp mộ để cốt là mẫu mộ đặc trưng riêng của Phật giáo. Theo quan niệm của Phật giáo, các tòa tháp đá dạng bút chính là nơi tọa lạc của Đức Phật cùng với cả các đệ tử của Ngài. Đó cũng chính là lý do mà tháp để cốt là dành cho các cao tăng, Phật tử. Nói theo một cách dễ hiểu, mẫu tháp để tro hài cốt đẹp là sợi dây kết nối mang các cao tăng, phật tử đến gần hơn với Đức Phật. Tại đây chúng tôi xin giới thiệu 4 ưu điểm chính khi các gia đình có nhu cầu xây tháp mộ để thờ cốt.
1 – Xây mộ tháp giúp cho người đã khuất dễ siêu thoát, nhận được hết những công đức mà bản thân làm khi còn sống và nhận công đức của những người còn sống làm cho mình, tâm thì hướng thiện đi theo con đường Phật pháp giống như lúc còn sống và điều quan trọng hơn khi xây tháp để hũ tro cốt giúp tro linh hồn người đã khuất thực hiện được những ý nguyện mà chúng tôi giới thiệu ở trên về những lợi ích khi xây tháp mộ.
2 – Xây tháp mộ bằng đá có độ bền rất cao vì mộ tháp bằng đá nguyên khối, được chế tác từ đá tự nhiên nên sản phẩm không bị phai màu hay bị xuống cấp hay bị bào mòn bởi các tác động của thiên nhiên trong thời gian dài, tuổi thọ của mộ tháp đá có thể lên đến 1000 năm. Do đó, mộ tháp Phật giáo được chế tác từ đá tự nhiên không cần bảo dưỡng, không như các chất liệu khác cần phải bảo dưỡng định kỳ.Tháp mộ đá phật giáo có tính thẩm mỹ cao: Các mẫu tháp lăng mộ đá xanh vẫn mang vẻ đẹp tinh tế và khác biệt. Có lẽ là bởi sự đơn giản của màu sắc đá. Cũng như nét gần gũi thiên nhiên mà vật liệu đá này mang lại. Bề mặt đá có thể dễ dàng được chạm khắc hoa văn, họa tiết khác nhau nhằm mang lại những giá trị thẩm mỹ khác nhau cho mỗi công trình.
3 – Mẫu tháp mộ đá rất đa dạng về mẫu mã chủng loại màu sắc như đá xanh tự nhiên, đá xanh rêu, đá vàng, đá trắng,…. Về hình dáng có tháp hình vuông, hình lục giác, hình bát giác, hình tròn. Nếu chia theo hình khối sẽ có tháp đơn tầng (tháp mộ gọi là Bảo châu), thấp 3 tầng, 5 tầng, 7 tầng, 9 tầng…
Với chất liệu gạch xây mộ thông thường hiếm khi chúng ta có được chạm khắc hoa văn rồng phượng hay chữ hán trên bề mặt mộ. Mộ xây thường là mộ trơn, quá đơn điệu. Nhưng nếu sử dụng chất liệu đá để làm tháp thờ tro cốt thì bạn có thể chạm khắc hoa văn họa tiết lên mộ, mang đến một vẻ đẹp truyền thống và tinh tế, trang trọng cho tháp để thờ tro cốt.
4 – Giá thành hợp lý: Ai cũng biết chi phí xây tháp mộ để thờ tro cốt bằng đá thì đắt hơn xây tháp bằng những chất liệu khác, nhưng nếu xét về thời gian lâu dài thì lại hoàn toàn ngược lại đấy. Tháp bằng gạch thường xuống cấp nhanh chóng, cần phải tu sửa, cải tạo lại. Nhưng tháp mộ đá Phật giáo được chế tác từ đá xanh cũng không cần bảo dưỡng định kỳ như những chất liệu khác. Nên sẽ tích kiệm được rất nhiều chi phí tu sửa và thời gian. Và đặc biệt là sẽ không ảnh hưởng đến long mạch của khu tâm linh mỗi lần tu sửa lại.
Giá xây tháp đá phụ thuộc vào những yếu tố nào
Giá xây tháp đá phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giá bán tháp mộ để tro cốt, lăng thờ tro cốt, mả để tro cốt bằng đá, tháp thờ tro cốt được Xưởng Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Ninh Vân-Ninh Bình chúng tôi tư vấn báo giá phụ thuộc những yếu tố dưới đây:
1 . Mẫu mã và kích thước:
Mẫu thiết kế và kích thước của sản phẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá vì mẫu mã phức tạp, đơn giản sẽ có giá khác nhau.
Kích thước lớn hoặc nhỏ cũng phụ thuộc vào giá thành. Kích thước lớn thì giá tiền cũng cao, kích thước nhỏ thì giá thành cũng giảm theo. Tuy nhiên kích thước phải theo phong thủy thước lỗ ban 39cm.
2 . Chất liệu đá:
Chúng tôi có rất nhiều chất liệu đá tự nhiên để làm như đá xanh đen, đá xanh rêu, đá vàng, đá trắng. Mỗi một loại đá sẽ có giá thành khác nhau nên giá bán cũng sẽ khác nhau
Chất liệu làm tháp mộ đá, tháp thờ cốt, tháp đá, tháp để hài cốt chủ yếu làm từ đá tự nhiên nguyên khối với đặc tính dễ chạm khắc, dễ mài bóng và đặc biệt bền lâu với thời gian. Khác với chất liệu xi măng hay gạch trước đây, xây mộ bằng đá tự nhiên không chỉ bền đẹp với thời gian mà còn không phải trùng tu, sửa chữa nhiều.
Các mẫu đá tự nhiên dùng làm tháp để hài cốt hiện nay phổ biến như đá xanh đen, đá xanh rêu có màu sắc, hoa văn có tính thẩm mỹ với đặc tính nổi bật giúp chế tác ra những hoa văn phong thủy ấn tượng góp phần làm đẹp cho ngôi mộ.
Các chất liệu đá phổ biến khác như đá xanh Thanh Hóa, đá vàng Nghệ An, đá trắng Đà Nẵng hay đá hoa cương đều khá được ưa chuộng hiện nay. Mỗi loại đá có những ưu nhược điểm nhất định nhưng nhìn chung đều có độ bền cao, dễ chạm khắc hoa văn và dễ vệ sinh, khó bám bẩn.
Tùy loại đá mà mỗi mẫu tháp để tro cốt sẽ có giá thành khác nhau. Để biết tháp để hũ tro cốt bằng đá giá bao nhiêu chuẩn nhất bạn cần biết về mẫu mã, kích thước, chất liệu của sản phẩm này. Trong đó, chất liệu đá ảnh hưởng lớn nhất đến giá thành sản phẩm. Thông thường, đá xanh đen là loại đá làm mộ rẻ nhất hiện nay vì loại đá này dễ kiếm, phổ biến nhất.
3 . Tùy từng số lượng của từng đơn hàng nhiều hay ít:
Khi quý khách làm với số lượng càng nhiều thì giá tiền sẽ càng giảm, do chi phí vận chuyển và lắp đặt gộp lại thì giá thành sẽ giảm hơn.
4 . Khoảng cách vận chuyển đến nơi lắp đặt:
Chúng tôi tính khoảng cách vận chuyển theo số km, vị trí càng xa thì chi phí sẽ càng cao.
5 . Địa hình quý khách muốn lắp đặt khó hay dễ:
- Với địa hình lắp đặt đơn giản thì chúng tôi có thể lắp đặt bằng xe cẩu thì giá thành sẽ ít hơn.
- Với địa hình nơi lắp đặt phức tạp. Chúng tôi có thể phải sử dụng đến các phương tiện và vật dụng khác như : robot, ba lăng xích, xe lôi, … thì quý khách sẽ tốn thêm chi phí nữa cho nên sẽ làm ảnh hưởng đến giá. Vì ngoài tiền thuê những vật dụng trên thì thợ lắp ghép của chúng tôi cũng mất nhiều công để hoàn thành lắp đặt hơn.
(Chúng tôi có thể tư vấn hoặc đến tận nơi công trình trước khi ký kết hợp đồng để khảo sát địa hình, tìm phương án lắp ghép thích hợp nhất đối với những địa hình khó.)
6. Thời điểm đặt hàng.
Quý khách đặt hàng vào những thời điểm mà đang ít người làm (đầu năm và giữa năm) sẽ được chúng tôi báo giá cạnh tranh hơn, về cuối năm giá thành thường cao hơn. Lý do là vì gần cuối năm chúng tôi có rất nhiều đơn hàng do đó thợ đá của chúng tôi làm việc quá tải và phải có lương cao hơn. Ngoài ra các chi phí cuối năm các mặt hàng cũng đều tăng lên cao. Cho dù quý khách làm ở đâu cũng thế.
Chính vì có 6 lý do trên nên chúng tôi không thể báo giá sản phẩm trực tiếp trên bài viết. Quý khách có nhu cầu thiết kế lắp đặt tháp mộ để tro cốt, lăng thờ tro cốt, mả để tro cốt bằng đá, mộ đá thờ tro cốt tại các tỉnh trên toàn quốc vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 0904. 805. 727 hoặc liên hệ theo thông tin để được tư vấn thiết kế và báo giá cụ thể.
Xưởng Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Ninh Vân-Ninh Bình
- Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
- Hotline: 0904. 805. 727
- Zalo: 0904. 805. 727
- Trang web: https://damyngheninhvan.com.vn/
- Email: damyngheninhvan.com.vn@gmail.com
Những mẫu thiết kế mộ tháp đá phật giáo được ưa chuộng nhất hiện nay
Mộ tháp đá khác với các mẫu mộ đá thường ở hình dáng, mẫu mã và cả kích thước. Tháp mộ đá mang một kiểu kiến trúc hoàn toàn riêng biệt khác với mộ thông thường là được thiết kế theo dạng hình tháp, phần đế, chân lớn và thu nhỏ dần khi lên trên và được chia thành các tầng. Mộ tháp được thiết kế theo nhiều kiểu mẫu mã và kích thước lớn nhỏ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn theo kiểu hình tháp. Các họa tiết hoa văn được chạm khắc tinh tế và tỉ mỉ luôn thể hiện được các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống.
Dưới đây là một số mẫu tháp thờ cốt, tháp để hài cốt, tháp mộ sư, mộ tháp Phật giáo, mộ tháp đá được thiết kế và chế tác, sản xuất bởi nghệ nhân làng đá mỹ nghệ Ninh Vân – Ninh Bình lắp đặt trên toàn quốc.
Xem Thêm:
- Tổng hợp những mẫu mả đá để tro cốt theo phong thủy
- 45 mẫu miếu thờ cốt, thờ thần linh bằng đá đẹp
- Báo giá mẫu tháp để thờ hũ tro cốt bằng đá tại Đồng Tháp
- Ưu nhược điểm khi xây tháp để hài cốt bằng đá bán tại Hậu Giang
- Chiêm ngưỡng 21 mẫu tháp lục giác để tro cốt thiết kế nhỏ bán tại Bình Dương
- Hình ảnh 22 mẫu mộ tháp đá để tro cốt trong chùa bằng đá khối đẹp
- Mẫu am thờ cốt bằng đá tại Vĩnh Long