Nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm là tốt nhất
Nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm là tốt nhất đang là câu hỏi của rất nhiều người. Như chúng ta đã biết theo phong tục của người Việt, bát hương được ví như là nơi ngự, nơi dừng của phật, thần, thánh hay gia tiên. Đó là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Việc bốc bát hương là quá trình linh thiêng cần được thực hiện cẩn thận.
Bốc bát hương vào tháng nào trong năm
Theo quan niệm chung thì việc bốc bát hương vào thời gian nào trong năm không quan trọng mà cái quan trọng cần chú ý là bốc bát hương với mục đích gì và ai sẽ là người bốc bát hương và bốc bát hương cần lưu ý và bốc như thế nào mới đúng.
Những điều cần lưu ý khi bốc bát hương:
1. Chọn người bốc bát hương: Nhiều người thường nghĩ việc thực hiện phải do người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Trên thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, song đích thân gia chủ bốc là tốt nhất.
2. Xem ngày bốc bát hương phải tránh ngày xung với tuổi của gia chủ: Ngày xung là một yếu tố vô cùng quan trọng với tất cả các công việc. Bởi vậy nếu quý bạn muốn tiến hành việc này, nên chọn những ngày tốt, hợp với tuổi của mình. Tránh chọn những ngày xung với tuổi, khiến cho công việc sẽ gặp phải những khó khăn, trắc trở, không chỉ ở trước mắt, mà còn ảnh hưởng đến cả về sau. Lưu ý: Để chọn ngày tốt hợp tuổi, đồng thời khám phá chi ti tiết các việc nên làm trong ngày hôm đó
3. Xem ngày tốt bốc bát hương năm 2022 nhằm các ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo: Trong ngày Hoàng Đạo, khởi tạo mọi công việc đều thuận lợi. Đặc biệt, nếu quý bạn có thể tiến hành bốc bát nhang trong giờ Hoàng Đạo sẽ giúp công việc càng thêm viên mãn. Nếu như quý bạn không thể thực hiện vào ngày Hoàng Đạo, thì quý bạn chỉ cần bắt đầu công việc trong giờ Hoàng Đạo, như vậy thì mọi việc cũng thêm phần suôn sẻ, trôi chảy, thuận lợi cho cả những công việc về sau này của gia đình.
Nói đến việc bốc bát hương, bát nhang đúng cách thì chúng ta sẽ phải chia ra những trường hợp cụ thể gặp phải. Ví dụ như bốc bát hương khi về nhà mới khác như thế nào với bốc bát hương mới ( thay bát hương cũ ), bốc bát hương cho người mới mất hoặc bốc bát hương ngoài khu lăng mộ hay bốc bát hương bàn thờ thiên thì cần những gì và quy trình bốc như thế nào mới đúng…
Bốc bát hương về nhà mới
Có thể nói việc cất nhà cưới vợ là việc trọng đại trong một đời người ấy nên có thể thấy được sự quan tâm của nhiều gia đình đến các tục lệ thờ cúng tâm linh trong việc xây cất nhà cửa. Từ lúc động thổ đến cất nóc và Nhập Trạch đều phải trải qua các buổi lễ cúng từ đơn giản đến cầu kỳ mục đích của các tụ lệ cúng kiến này là mong muốn mang đến sự bình ổn và an cư của cặp vợ chồng khi dọn về nhà mới mà qua đó làm ăn thuận hòa phát triển. Việc thay bát hương mới, bốc bát hương mới khi vào nhà mới cũng được xem trọng như một thủ tục cuối cùng để gia chủ có thể dọn vào nhà mới êm xuôi.
Quy trình bốc bát hương về nhà mới như sau :
1. Chuẩn bị bát hương : Vì là bốc bát hương thờ trong nhà nên các gia đình nên lựa chọn loại bát hương bằng sứ hoặc đồng bởi sự đa dạng về màu sắc.
2. Vệ sinh bát hương khi mua về trước khi tiến hành bốc bát hương : Vệ sinh bát hương là điều quan trong phải tiến hành khi mua về kì cọ kĩ ở trong và bên ngoài bát hương, bát nhang sau đó để ráo nước và tráng lại bằng rượu 40 độ. Việc rửa lại bằng rượu giống như một phương pháp tẩy uế và khử tà mà được áp dụng nhiều trong việc rửa vật dụng thờ cúng.
3. Chuẩn bị cốt bát hương : Cốt bát hương bao gồm tro trấu hoặc cát trắng tinh khiến và một túi cốt ( Thiết Vàng, Thiết Bạc, Thạch Anh, Ngọc, Mã lão, Xà Cừ, san hô đỏ ). Việc sử dụng tro rơm nếp làm cốt bát hương sẽ giúp cho việc cắm nhang, cắm hương trở nên dễ dàng hơn tránh trường hợp làm gãy chân nhang, chân hương.
4. Thực hiện mâm cúng lễ nhập trạch dọn vào nhà mới : Đây được xem như là mâm cúng quan trọng trước khi gia chủ thực sự dọn đến ở tại nhà mới. Mâm cúng nhập trạch hay còn gọi là mâm cúng vào nhà mới để gia quyến có thể thông báo đến toàn thể chư thần và các vị khuất mặt khuất mày sự xuất hiện và định cư của gia đình chính thức gia nhập nơi cư ngụ mới.
5. Sau cúng nhập trạch thì gia chủ sẽ tiến hành bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên : Bộ bát hương bàn thờ gia tiên sau khi chọn mua được vệ sinh kỹ càng và sau đó tiến hành các thủ tục để được đưa vào sử dụng tại gia. Đầu tiên gia chủ dùng giấy vàng dùng để hóa cúng nhập trạch dùng để hơ lửa xung quanh Bát Hương ( quan niệm cách này dùng để kích hoạt năng lượng trong Bát Hương, khai quan điểm nhãn cho đôi rồng Trên Bát Hương ) Gia chủ là người chủ gia đình hoặc đại diện gia đình dùng tay che đôi mắt rồng trên Bát Hương và hơ lửa xung quanh. Sau khi hơ lửa xong thì lấy một tờ giấy vàng chà sát bên trong và bên ngoài Bát Hương cuối cùng cho cốt Bát hương bao gồm thất Bảo và Tro rơm nếp hoặc cát vào là xong.
6. Dâng bát hương lên bàn thờ gia đình : Sau khi làm xong các thủ tục nghi thức thì người đại diện gia đình, dòng họ sẽ đặt Bát Hương lên bàn thờ và cầu khấn xin phép chư thần Phật được thờ cúng tại Gia và mới các cụ, gia tiên về nhà để thờ phụng nhang khói. Gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính tổ tiên thần phật sau khi sếp xắp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng như di ảnh thờ, bài vị hoặc tượng thờ nếu có.
Thay bát hương mới ( thay bát hương cũ )
Thông thường vào những dịp cuối năm, các gia đình thường có phong tục bốc bát hương mới, thay chân nhang trong nhà mình để đón một năm mới với nhiều sự đổi mới về tài lộc,ăn nên làm ra, gia đình đầm ấm, chung vui hạnh phúc, an khang và thịnh vượng. Đây là một ứng dụng phong thủy trong cuộc sống và kinh doanh.
Về quy trình thay bát hương Gia Tiên cũng có đôi chút khác biệt so với việc thay mới bát hương Khi về nhà mới. Đầu tiên khi một gia đình muốn thay đổi bát hương cũ vì lý do bát hương đã xuống cấp hoặc hư hỏng ít nhiều cần phải được thay mới để nhìn được khang trang hơn. Việc thay bát hương gia đình là việc tốt nó cũng giống như việc thay áo mới để nhìn được tươm tất hơn cho gian thờ cúng trang trọng của gia đình. Nhiều nơi quan niệm rất hủ tục và sai sót về việc bát hương là bất di bất dịch và không cần phải thay mới, quan niệm này là sai lầm hoàn toàn.
Và có một số gia đình, khi nâng cấp sửa chữa bàn thờ gia đình cũng sẽ phát sinh ra việc phải thay đổi Bát Hương mặc dù Bát Hương cũ vẫn còn dùng tốt và chưa hỏng hoặc xuống cấp. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì thay mới bàn thờ thì có thể là bàn thờ mới có kích thước lớn hơn nên bát hương nhỏ không còn phù hợp nữa, hoặc trái lại bàn thờ mới nhỏ hơn thì bát hương lại quá to, dĩ nhiên lúc này bắt buộc gia chủ phải tính đến chuyện thay bốc bát hương mới.
Vậy thì quy trình thay bốc bát hương bàn thờ gia tiên mới ( đổi bỏ cũ và thay lấy cái mới ) thì có khác biệt gì so với thay bốc bát hương vào nhà mới ? Đó chính là nằm ở chỗ phát sinh ra bát hương cũ chúng ta cần phải sử lý cho thật đúng, tránh mạo phạm đến tiên tổ và phúc đức để lại của tổ tiên cho con cháu.
Quy trình thay bốc bát hương gia tiên mới như sau :
1. Gia chủ hoặc người đại diện làm một mâm cúng chay để bốc bát hương : Về mâm cúng chay bốc bát hương sẽ bao gồm ngũ quả theo mỗi vũng miền, chè Xôi 12 chén, rau đậu và canh chay cùng 3 bát cơm. Mâm cúng chay để người đại diện hoặc gia chủ có thể đại diện gia đình cầu khấn xin phép gia tiên, tổ họ và thần Phật được phép thay mới, bốc mới bát hương. Đây được xem như là sự kính trọng đối với chư vị của gia đình, nếu như bỏ qua bước này thì có thể thấy được chúng ta đang trực tiếp xem thường truyền thống kính trên nhường dưới khi không xin phép các cụ mà đã chủ động dời và thay bỏ bát hương, điều này được xem như là một điều úy kị.
2. Sau khi cúng xong thì gia chủ bắt đầu tiến hành rút chân nhang và lấy bát hương cũ xuống, lấy cốt bát hương ra và phân loại sạch sẽ sao đó mang đi vứt. Đối với bát hương cũ thì như trước đây, người ta vẫn đồn nhau rằng nên bỏ bát hương xuống sông, bỏ bát hương dưới gốc cây hoặc bỏ bát hương trên chùa….. Tất cả những cách này đều không mang đến sự tôn trọng thực sự cho chiếc bát hương cũ vì vậy cách tốt nhất theo các sư thầy đó chính là khi không sử dụng nữa thì tốt nhất bạn nên đập nhỏ ra và cho mang đi chôn cất, đây là cách làm tối ưu nhất và đảm bảo được vệ sinh.
3. Và quy trình thay bát hương lại trở về giống như thay mới bát hương, các bạn chỉ cần làm theo những bước giống như thay bát hương vào nhà mới là mọi chuyện sẽ ổn thỏa và đúng với tục lệ văn hóa tâm linh Việt Nam.
Bốc bát hương ngoài khu lăng mộ và bốc bát hương bàn thờ thiên
Hàng năm có ít nhất 3 lần vào dịp tết Nguyên Đán, tiết Thanh Minh và ngày giỗ, các con cháu thường hay đi thăm viếng và thắp hương trước phần mộ ông bà tổ tiên. Do quan điểm có người cho rằng nhang chỉ thắp ở bàn thờ, còn ở mộ không thắp nhang nên ở mộ chỉ dùi một lổ nhỏ trước mộ để ai có cắm nhang thì cắm vào đó. Lỗ nhỏ để cắm nhang này chỉ vừa cắm vài ba cây nhang và vì thường bị đất cát lấp đầy nên buộc người cắm nhang phải cắm trên mặt đất (để trồng hoa trên mặt mộ), có khi muốn cắm chỗ nào thì cắm. Gia đình đến viếng mộ người thân đều mang theo nhang (có cả bánh, trái, thuốc hút…) thắp nhang cúng vái. Không ít người chờ tàn cây nhang mới rời mộ, ra về. Như vậy, tục lệ cũng như nhu cầu tâm linh mỗi lần đi viếng mộ, người đang sống đều phải thắp nhang tưởng niệm.
Biết là ở mỗi ngôi mộ nên có một bát hương để tiện cho việc cắm nhang lúc thăm viếng mộ phần nhưng vì diều kiện tự nhiên cũng như tác động bên ngoài nên những loại bát hương làm bằng gốm sứ sử dụng một thời gian hay bị vỡ. Ngày nay với điều kiện kinh tế của con cháu nhiều gia đình không còn xây mộ cho tổ tiên, ông bà bằng gạch và xi măng nữa mà thay vào đó là những khu lăng mộ đá. Với tính năng bền, chịu được điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên lại được làm bằng đá tự nhiên nên có màu sắc nhã nhặn, phù hợp với vấn đề tâm linh nên các khu lăng mộ bằng đá ngày càng được nhiều gia đình xây dựng, với những gia đình điều kiện kinh tế không có để xây dựng lại khu lăng mộ, mẫu mộ bằng đá thì gia đình vẫn giữ nguyên mộ cũ, chỉ sắm thêm bát hương bằng đá để tiện cho việc cắm nhang lúc viếng thăm mộ.
Việc bốc bát hương ngoài khu lăng mộ thường xảy ra hai trường hợp là bốc bát hương cho khu lăng mộ, mẫu mộ mới xây hoặc là bốc bát hương cho những ngôi mộ cũ chưa có bát hương. Bốc bát hương cho khu lăng mộ mới xây và mộ cũ thì tiến hành như nhau chỉ có điều việc xây khu lăng mộ mới cần phải tiến hành thêm lễ trước khi động thổ và lễ tạ mộ khi xây xong.
Xem thêm lễ vật cúng tạ mộ mới xây
Quy trình bốc bát hương ngoài khu lăng mộ và bốc bát hương bàn thờ thiên được tiến hành lần lượt theo các bước của quy trình bốc bát hương mới và bốc bát hương về nhà mới
Tại xưởng chế tác đá mỹ nghệ chúng tôi chuyên sản xuất các mẫu bát hương đá số lượng lớn với nhiều kích thước, đa dạng về hoa văn, kiểu dáng. Ngoài ra chúng tôi còn thiết kế và thi công các khu lăng mộ đá, mộ đá, đồ thờ bằng đá như lư hương đá, đèn đá…
Xem thêm 100 mẫu bát hương đá
Các câu hỏi liên quan đến việc thay bốc bát hương
1.Ai là người được phép bốc thay bát hương trong gia đình ?
Trong gia đình có thể nói việc Bốc Bát Hương là việc quan trọng, vì vậy sẽ được gia chủ hoặc người đại diện có vai vế cao trong gia đình. Thông thường việc Bốc Bát hương sẽ là do Ông Nội, Ngoại nếu còn tại dương và sẽ giảm dần đến bật kế vị. Về các cặp vợi chồng ra ở riêng thì sẽ nhờ Ba mẹ hai Bên tiến hành làm lễ vì theo quan niệm tâm linh cũng như xã hội tại Việt Nam, đôi vợ chồng trẻ chưa hiểu được hết sự đời nên việc làm quan trong như cúng mâm cỗ cất nóc xây nhà động thổ sẽ do các bật trưởng bối đứng ra làm hộ. Và có như vậy cuộc sống gia đình mới trở nên êm thấm bình ổn như tính cách thâm trầm nhẫn nại của những người đã trải qua bể dâu của cuộc đời chứ không bốc đồng như tuổi trẻ.
2.Có nhất thiết phải nhờ thầy cúng để bốc thay bát hương mới không ?
Mời thày cúng để bốc bát hương cũng là điều tốt, tuy nhiên hiện nay tìm được một thầy cúng có tâm sống vì đạo thì khó mà đi đâu cũng chỉ thấy vì đồng tiền mà bày vẽ chiêu trò khiến gia chủ mất tiền đủ thứ vào các yêu sách của thầy cũng rởm. Nếu như bạn và gia đình có thể tìm hiểu kĩ càng về các tục cúng tế, thay bốc bát hương thì tốt nhất nên tự tay làm, vì ông thầy cúng chung quy cũng là một người làm giúp và giống như một ông phiên dịch đúng nghĩa vì vậy nếu như bạn trực tiếp làm và diễn đạt sẽ có cái tâm lớn dễ dàng đến được bề trên, tổ tiên về lòng hiếu kính.
3.Vị trí đặt bát hương trong phong thủy là gì ?
Vị trí đặt bát hương Đúng Phong Thủy là gì ? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta hãy tìm về khái niệm Phong Thủy Là gì. Phong Thủy đó chính là hai từ ngữ diễn tả thế đất nước và Gió đối với đời sống tương quan của con ngời Sự Vật. Có nghĩa hiểu theo cách ngắn gọn có thể nói Phong Thủy tốt đó chính là các điều kiện về gió nước và ánh sáng cũng như địa thế hài hòa với cuộc sống. Tiếp tục bàn về vị trí bát hương Trong Phong Thủy có nghĩa là chúng ta đang nhắc đến vị trí đạt phù hợp mà có thể tập hợp được năng lượng của tâm ứng xung quanh và tạo thành thế vững chãi nhất trên gian thờ.
Vậy thì đặt bát hương như thế nào hợp Phong Thủy ? Đặt bát hương sao cho nó nằm ở vị trung tâm và cách tường từ khoảng 15 cm là vừa, Nếu gian thờ gia tiên có 3 bát hương thì chúng phải song song với tượng tạo thành một đường thẳng. Và chọn lựa bát bương cũng như chân đế bát hương sao cho phù hợp để tránh làm che khuất đi các vật phẩm khác trên bàn thờ.
4.Bàn thờ có 1 bát hương ?
Nhiều lần chúng tôi bắt gặp câu hỏi Tại Sao Bàn Thờ Phật có 1 Bát Hương còn bàn thờ Gia Tiên Tại Có đến 3 Bát Hương ? Đúng vậy theo phong tục thờ cúng của văn hóa tâm linh người Việt Thì có thể nói việc thờ cúng tại Việt Nam có sự khác biệt giữa đạo Phật Và Đạo Thờ Tổ Tiên. Tuy nhiên kể từ khi du nhập vào Việt Nam, văn hóa thờ Phật cũng ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt nhất là những vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật. Trên bàn thờ Phật sở dĩ chỉ cần 1 Bát Hương là đủ vì trên bàn thờ Phật các Phật tử chỉ thực hiện thờ cúng đức Phật, một đấng giác ngộ đã sớm dẫn dắt chúng sinh ra khỏi kiếp Trầm Luân.
5.Bát hương trên bàn thờ gia tiên có nên thờ 2 bát hương, có nên thờ 4 bát hương ?
Trên Bàn thờ gia tiên sẽ cớ số Bát hương là 1, 3, 5, 7….. Là những con số lẽ vì theo quan niêm số lẽ sẽ hợp với người Âm. Và thông thường trên bàn thờ gia đình sẽ cơ 3 Bát hương, 1 Bát hương ở giữa sẽ thờ cúng ” Công Đồng ” là chư vị thần phận Hai bên hai Bát hương còn lại sẽ thờ cúng 1 bát là Các vị Bà Cô Ông Mãnh là những người chết trẻ chưa lập gia đình, vì theo quan niệm những người này tính khí vẫn còn rất trẻ con do đó khi mất sẽ thờ riêng một bàn thờ riêng và sau 1 năm mới rước lên ngồi cùng với tiên tổ nhưng vẫn dùng riêng một Bát Hương ( Giống như đi ăn cổ thì có một mâm dành cho trẻ con gọi là chiếu dưới, đây cũng là đạo kính trên nhường dưới và phân trật tự cấp bật vai vế trong gia đình một truyền thống ). Bát hương còn lại bên Phải sẽ là bát hương thờ cúng Tiên tổ cùng các bật phụ lão trong gia đình. Thế nên việc thờ 2 bát hương và 4 bát hương là việc không nên
6.Thay chân hương, rút chân nhang vào ngày nào trong năm là đúng ?
Rút chân nhang Bát Hương thờ để cho gọn gàng và ngăn nắp là điều mà nhiều người rất băn khoăn. Nhiều câu hỏi đặt ra là rút chân nhang bát hương vào ngày nào ? Hoặc rút chân nhang có nên hay không ? Câu trả lời là hoàn toàn có vì rút chân nhang được xem như là việc chúng ta vệ sinh nơi ở, vệ sinh chốn thờ tự sạch sẽ ngăn nắp và thơm tho. Nhiều quan niệm cho rằng khi rút chân nhang sẽ phạm đại kỵ và mạo phạm đến thần tiên gia tiên, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm, trên sao thì dưới vậy. Nếu như gia tiên của bạn thích ở bẩn thì hoàn toàn đồng ý về việc không nên dọn dẹp bàn thờ, còn ở sạch thì sẽ khuyến khích. Đây là cách nói vui nhưng phản ánh đúng bản chất của vấn đề, sạch sẽ thì ai cũng thích, và dọn dẹp bàn thờ gia tiên sạch sẽ cũng là một trong những cách thể hiện lòng thành kính đối với gia tiên, thân Phật.
Vậy nên việc rút chân nhang không cần chọn ngày, việc này nên làm lúc nào cũng được, chỉ có điều trước khi rút chân nhang gia chủ phải khấn vái xin phép gia tiên cùng chư vị thần phật. Rút chân nhang từ từ và để lại 5 cây chân nhang làm điểm tựa, Chân nhang sau khi rút xong thì mang đi hóa và xử lý tro.
7.Có nên di chuyển bát hương để vệ sinh bàn thờ cho sạch không ?
Bát hương khi đặt yên vị khi không cần thiết và không quá quan trọng như đổi bàn thờ hoặc đổi bát hương thì không nên di chuyển xê dịch. Muốn lau chùi và vệ sinh Bát hương thì chỉ cần dùng khăn ẩm lau sạch bằng hỗn hợp rượu và gừng tươi sắt lát. Làm như vậy sẽ đảm bảo không động chạm đến thần linh cũng như gia tiên, khi lau bát hương thì cần phải khẩn cầu xin phép trước khi thực hiện.
Tuy nhiên việc xem ngày tốt bốc bát hương có quan trọng hay không? Điều này tùy thuộc vào tâm niệm của mỗi người. Thế nhưng, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Hơn nữa, đây chính là một công việc tâm linh, nên chúng ta cần chọn ngày tốt, ngày đẹp, để có thể tiến hành mọi công việc được suôn sẻ, thuận lợi. Đồng thời đón cát trạch, tránh hung trạch, rước tài lộc về với gia đình trong dịp năm mới.
Hy vọng qua bài viết trên của chúng tôi giúp ích được cho bạn đọc về việc nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm 2021 là tốt nhất hay bốc bát hương về nhà mới, thay bát hương mới như thế nào cho suôn sẻ mang lại tài lộc và phúc phần cho gia chủ.
Thông tin liên hệ đá mỹ nghệ Ninh Vân:
Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
Hotline: 0904. 805. 727
Website: https://damyngheninhvan.com.vn/
Email: damyngheninhvan.com.vn@gmail.com
tag: bốc bát hương vào tháng nào trong năm 2021, nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm là tốt nhất