Bài khấn đền đồng bằng và cách sắm lễ

Bài khấn đền đồng bằng và cách sắm lễ

Bài khấn đền đồng bằng và cách sắm lễ được rất nhiều người dân nước ta quan tâm. Bởi hằng năm không chỉ vào mỗi dịp lễ hội từ ngày 20/8 đến ngày 26/8 âm lịch hàng năm mọi người lại nô nức kéo nhau về , mà ngày thường vẫn có rất nhiều người dân đến để lễ bái, tưởng nhớ công ơn giết giặc dẹp loạn của Vua Cha Bát Hải Động Đình và Hưng Đạo Vương cùng các tướng sĩ nhà Trần

Bài khấn đền đồng bằng và cách sắm lễ
Bài khấn đền đồng bằng và cách sắm lễ

Lịch sử đền Đồng Bằng

Đền Đồng Bằng được nhân dân biết đến là một ngôi đền linh thiêng có từ thời vua Hùng Vương thứ 18. Đền có sắc phong “Tam Kỳ Linh Ứng – Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Tục truyền rằng, vào đời vua Hùng Vương thứ 18, nước ta bị giặc ngoại bang xâm lấn, triều đình phải lập đàn để triệu Linh sơn Tú khí về giúp nước dẹp giặc. Khi ấy thủy thần làng Đào Động đã hiện thân phò vua dẹp giặc và có công đầu trong việc trấn giữ tám cửa bể phía Tây.

Lịch sủ đền Đồng Bằng và lễ hội đền Đồng Bằng vào tháng 8 âm lịch hàng năm
Lịch sủ đền Đồng Bằng và lễ hội đền Đồng Bằng vào tháng 8 âm lịch hàng năm
Ngài cùng hai người em, 10 tướng (quan lớn Thượng, quan Đệ tam, quan Đệ tứ, Quan Điều Thất,…cùng một vị quân sư quê ở Nuồi (Huyện Tứ Kỳ, Hải Dương), 28 vị nội tướng lĩnh và binh lính. Chỉ trong 3 ngày, ông đã đánh tan quân địch ở 8 cảng Tây Nam. Đất nước thanh bình, ông được phong làm “Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng – Vĩnh Công Đại Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Sau đó, ông xin về quê phụng dưỡng mẹ, khai khẩn vùng duyên hải, chiêu dân lập ấp, giúp vua Hùng duy trì cửa biển Lạc Việt.

Ngày 22 tháng 8 năm Bính Dần ngài gọi hương lão trong trang tới căn dặn rằng: “Ta vốn là Thủy Quốc Thần tiên, nay phải về nơi chốn xưa gốc cũ, nếu nhớ đến ta, nơi ta ở đây là đền, ngày ta đi là ngày giỗ …” Ai ai có mặt đều bùi ngùi, nức nở. Bỗng đâu trời đất tối sầm, sấm chớp dữ dội, mưa như đổ nước, được một thoáng thì tạnh hẳn, mọi người chỉ còn thấy khăn áo của Vĩnh Công, đó là ngày 22 tháng 8 năm Bính Dần. Dân dâng biểu về cung, Hùng Duệ Vương đau xót vô hạn, lại truyền ban phong mỹ tự: “Trấn Tây An tam kì linh ứng Đại vương”.

Các đời vua chúa sau này đều có sắc phong Ngài. Ngài được sắc phong là “Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ứng – Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân trong vùng đã tôn vinh ông là “Vua Cha – Bát Hải Đại Vương”, với ý nghĩa cha của nhân dân. Kể từ đó nơi đây là chốn địa linh được nhân dân bốn phương ngưỡng vọng và lập đền thờ.

Vào thế kỉ XIII, làng Đào Động còn là một trong những phòng tuyến quân sự quan trọng của nhà Trần, đây là nơi đóng quân và luyện tập thủy chiến của quân binh. Trước khi ra trận, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng sĩ đều đến dâng hương cầu nguyện tại ngôi đền. Sau khi mất đi, ông được nhân dân phối thờ tại đây. Kể từ đó, đền Đồng Bằng còn là nơi tưởng niệm Hưng Đạo Vương và các tướng sĩ nhà Trần trong ba lần đại phá quân Nguyên Mông và lập nên tám trang Đào Động xưa.

Không chỉ mang những giá trị lịch sử đáng trân trọng, đền Đồng Bằng còn là di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị như một bảo tàng mỹ thuật đồ đồng, đồ đá và đồ gỗ với diện tích nội tự là 6.000m2, gồm 13 tòa, 66 gian liên hợp chặt chẽ với nhau tạo thành quần thể ngôi đền với kết cấu theo kiểu “tiền nhị hậu đinh” khép kín, bề thế. Các mảng kiến trúc hài hòa với những nét chạm trổ tinh vi, hàng trăm hoành phi, câu đối, đại tự, cuốn thư sơn son thiếp vàng về các chủ đề tứ linh, tứ quý, các bộ lư hương, án thờ, long ngai và các công trình điêu khắc gỗ tinh xảo, tuyệt mỹ từ thời Khải Định, Bảo Đại vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn.

Bởi những huyền tích, giá trị lịch sử, nghệ thuật mà đền Đồng Bằng được biết đến là ngôi đền linh ứng và bốn mùa hương khói. Đặc biệt, năm 1986 đền Đồng Bằng đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia, trở thành một điểm nhấn trong du lịch Thái Bình.

Theo tục lệ hàng năm, lễ hội đền Đồng Bằng được tổ chức kéo dài khoảng một tuần từ ngày 20/8 đến ngày 26/8 âm lịch, lễ hội thu hút đông đảo con nhang đệ tử, nhân dân và du khách gần xa.

Lễ hội bao gồm phần lễ là các nghi lễ tế thần, lễ rước, dâng hương, diễn lại tích xưa vua cha đi đánh giặc, được cử hành long trọng, uy nghi và tôn kính; bên cạnh đó phần hội cũng diễn ra khá sôi động với những trò chơi mang đậm tính dân gian như hát văn hầu bóng, kéo co, chọi gà, cờ tướng, đấu vật…, trong đó đáng chú ý nhất là tục đua thuyền.

Đền Đồng Bằng thờ ai?

Đền Đồng Bằng được xây dựng vào thời vua Hùng Vương thứ 18, đây là nơi thờ phụng Vua cha Bát Hải Động Đình Ngài là vị Vua đứng đầu Thủy Phủ, Ngài còn được gọi là Vua Cha Bát Hải Động Đình là cha của Thủy phủ Thánh mẫu Xích Lân Long nữ. Ngài chính là Nhạc phụ của Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên), thủy tổ của Bách Việt.

Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải
Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải

Ngài là Thủy Quốc Thần tiên giáng sinh vào thời Hùng Duệ Vương – Hùng Vương thứ 18 phù dân cứu nước mà dấu tích mà chứng tích Ngài còn lưu lại tại đền Đồng Bằng (An Lễ – Quỳnh Phụ – Thái Bình). Đền chính của Người được đặt tại làng Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Nơi đây được gọi là đền Vua cha Bát Hải Thái Bình

Vào thế kỉ XIII, làng Đào Động còn là một trong những phòng tuyến quân sự quan trọng của nhà Trần, đây là nơi đóng quân và luyện tập thủy chiến của quân binh. Trước khi ra trận, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng sĩ đều đến dâng hương cầu nguyện tại ngôi đền. Sau khi mất đi, ông được nhân dân phối thờ tại đây.

Kể từ đó, đền Đồng Bằng không chỉ là nơi thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình. Mà là một quần thể di tích mang trong mình một truyền thuyết về nơi khai sinh và hóa thánh của các vị thánh có công chống giặc cứu nước. Như hai người em của ngài cùng 10 vị tướng (quan lớn Thượng, quan Đệ tam, quan Đệ tứ, Quan Điều Thất,…cùng một vị quân sư quê ở Nuồi (Huyện Tứ Kỳ, Hải Dương), 28 vị nội tướng lĩnh và binh lính. Còn là nơi tưởng niệm Hưng Đạo Vương và các tướng sĩ nhà Trần trong ba lần đại phá quân Nguyên Mông và lập nên tám trang Đào Động xưa. Để tưởng nhớ công đức của các vị nhân dân đã dựng đền và tổ chức lễ hội vào tháng 8 âm lịch hàng năm.

Bài khấn đền đồng bằng

Bài khấn tại đền Đồng Bằng là văn khấn Vua cha Bát Hải còn được gọi là văn khấn tứ phủ được trình bày ở các buổi lễ cúng lạy:
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật ,chư Phật mười phương,
Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng .Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.
Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ
Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên
Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.
Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:
Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai
Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình
Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ.
Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân,
Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử ,Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn
Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều
Con lạy Tam Tòa chúa bói –Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường
Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
Chúa Đệ Tam Lâm Thao
Tiên Chúa Thác Bờ
Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa -Năm Phương Chúa Bà
Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên , Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.
Con lạy Tôn Quan Điều Thất .
Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà,
Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông
Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
Chầu Năm Suối Lân
Chầu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Tiên La
Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân
Chầu Cửu Sòng Sơn
Chầu Mười Đồng Mỏ
Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ
Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng
Con lạy 36 tòa Sơn Trang -Sơn Trang, Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng
Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô
Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm
Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn
Cô bơ Thoải, con lạy cô tư Ỷ La, Cô năm suối lân, cô Sáu sơn trang, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè , 12 cô Chín, Cô chín thượng Ngàn, Cô chín Sòng sơn, cô Mười mỏ Than, Hội đồng cô bé, Con Lạy cô bé Thượng ngàn, cô bé Thoải .con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện)
Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải,
Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên , Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành , Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên , Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát .Con lạy cậu bé bản Đền (Bản Điện )
Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng
Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ , Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.
Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….
Ngụ tại:……………………………
Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:… Tháng:… Năm:…
( Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới)
Nhân …………..

Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ……………(tên đền) linh từ.

Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà , vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi- Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh , cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc…… Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!

Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ….. nguyên quán…..,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên , dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ, cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…

Cách sắm lễ khi đi lễ ở đền Đồng Bằng

Việc sửa soạn lễ khi đi lễ ở đền Đồng Bằng, lễ vật dâng lên Vua Cha Bát Hải sẽ phụ thuộc vào điều kiện của gia chủ, lễ to hay bé không quan trọng, chủ yếu bạn cần phải đặt cái tâm và lòng thành của mình vào trong đó.
Thông thường một mâm lễ dâng lên Vua Cha Bát Hải cơ bản nhất sẽ bao gồm:
  • 1 đĩa hoa.
  • 1 Đĩa quả gồm nhiều loại quả: chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ.
  • 1 chai rượu nhỏ.
  • 1 đĩa trầu cau + tiền lẻ.
  • Vàng mã.
  • Xôi giò hoặc gà trống luộc.
  • Bánh kẹo.
  • Oản phẩm.

Trong đó oản lễ có nhiều màu sắc và hình dáng nhưng oản dâng Vua Cha Bát Hải nên có màu trắng. Bởi Ngài là Đức Vua Cha đứng đầu miền Nước trong 4 miền và màu trắng là màu sắc đại diện.

Xem thêm: